10 đặc sản Tiền Giang nức lòng người thưởng thức

Ở vùng hạ lưu sông Cửu Long, Tiền Giang được ví như một vùng đất rộng mênh mông trù phú và màu mỡ. Với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp , ẩm thực nơi đây gắn liền với vùng sông nước, mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng lại có những nét riêng độc đáo. Dưới đây là những món đặc sản nức lòng của Tiền Giang mà bất cứ ai đến đây đều nên thử một lần.

1. Hủ tiếu Mỹ Tho

Sợi hủ tiếu ở đây vừa dai vừa mịn kết hợp với vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt hòa quyện vào vị chua chua vừa phải của nước chấm, không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức. Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món ăn đặc sản số một ở Tiền Giang.

mon-an-dac-san-tien-giang-1

Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi. Các loại rau như hẹ, xà lách, giá được bày lên trên, tùy theo yêu cầu của người ăn mà chủ quán có thể cho thêm xương, lòng hoặc hải sản, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.

2. Vú sữa Lò Rèn

Nhắc đến Tiền Giang không thể không nhắc đến vú sữa Lò Rèn- Vĩnh Kim  đã được chỉ dẫn địa lý. Không như vú sữa ở những nơi khác Vú sữa Lò Rèn – quả tròn, vro mỏng, hột nhỏ, dày ruột nên dù giá có cao hơn một chút thì người mua vẫn có lời. Vú sữa Lò Rèn mua về cứ thế bóp mềm rồi bửa ra thưởng thức là ngon tuyệt cú mèo.

mon-an-dac-san-tien-giang-7

Vị loại quả này không ngọt quá mà dìu dịu, thịt mềm lại còn thoảng mùi thơm hấp dẫn. Nếu muốn thử cách ăn khác, bạn có thể gọt vỏ, bỏ hột cho vú sữa vào xay cùng sữa, đường hoặc có thể cả ca cao cho ra sinh tố rất đặc biệt đánh tan nóng mệt nhanh chóng.

3. Bún gỏi già Mỹ Tho

Món bún này cũng tương tự món bún mắm vì có chung nguyên liệu là mắm cá. Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng, ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú lột là ngon nhất.

mon-an-dac-san-tien-giang-9

Nước bún gỏi già chua ngọt thường được ăn kèm với rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, thêm vào nước chấm phải là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, để tạo ra hương vị thơm ngon đậm mà không cần phải nêm nếm gì thêm.

4. Ốc gạo Tân Phong

Ốc luộc chấm nước mắm chanh ớt thêm chút gừng cho ấm bụng và khử mùi tanh. Ốc mới luộc còn nóng, con nào cũng vàng ươm, béo ngậy, ngọt thịt, giòn giòn không gây ngán. Trong ruột ốc thường có nhiều con nhỏ như hạt gạo, nhất là mùa sinh sản ốc càng béo, ngọt, khi nhai giòn giòn.

mon-an-dac-san-tien-giang-2

Ốc gạo lể ra sẵn có thể nấu với cháo cho thật nhừ, thêm nhiều hành, tiêu cùng mấy miếng gừng sợi để ấm bụng. Hoặc còn được chế biến thành ốc cháy mỡ tỏi, om nước dừa, rang bơ.

Nhâm nhi thêm chút rượu đế mắt mèo, hơi nồng ấm của rượu hòa cùng mùi vị của ốc càng thấm đượm hương vị miền sông nước hữu tình miền Tây.

5. Bánh vá (bánh giá)

Ghé qua chợ Giồng thì không thể bỏ qua món bánh vá làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống. Nhân bánh gồm giá sống, gan heo, tôm được cho vào trong vá trước sau đó mới múc bột thêm vào sao cho ngập các loại nguyên liệu.

mon-an-dac-san-tien-giang-3

Tiếp đó, nhúng vá vào trong chảo dầu đang sôi cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá không ra và chờ cho bánh chín vàng. Miếng bánh vá phồng cắn vào nghe giòn rụm tê tê đầu lưỡi. Cái béo dầu sẽ được gia giảm lại bởi sự thanh mát và giản đơn của rau và bún, kết hợp nước chấm tỏi ớt làm bánh ngon hơn và không dễ ngán.

6. Bánh bèo chợ Hàng Bông

Bánh bèo ở khu chợ Hàng Bông là món ăn nổi tiếng Mỹ Tho. Những quán hàng rong với vài chiếc ghế nhỏ, chỉ bán vào chiều tối nhưng lúc nào cũng đông khách ra vào.

mon-an-dac-san-tien-giang-8

Có hai loại cho bạn lựa chọn là bánh bèo nhân mặn và nhân ngọt. Bánh bèo mặn thường có đậu xanh, bì lợn xắt sợi, bánh mì chiên cắt hạt lựu và thêm hành phi thơm nức mũi. Bánh bèo ngọt lại béo ngậy với nước cốt dừa tươi. Chủ quán thường phục vụ bánh bèo cùng bát mắm ớt và chút dưa ghém để mời khách.

7. Chuối quết dừa

Nguyên liệu chính làm món chuối quết dừa chỉ gồm chuối sứ xanh, già và dừa nạo. Công đoạn chế biến cũng đơn giản, không cầu kỳ, nhưng cần sự khéo léo và có kinh nghiệm.

mon-an-dac-san-tien-giang-4

Để món ăn thêm hấp dẫn, có thể rắc lên một ít đậu phộng rang vàng giã to. Cuối cùng thêm một ít rau đủ loại để lên miếng bánh tráng, kèm theo ít nhân là chuối quết dừa chấm nước mắm chua ngọt. Chuối quết dừa vừa thơm mùi chuối, ngọt vị đường, dừa nạo kết hợp với vị ngọt mát của các loại rau ghém, rau thơm sẽ đem đến cảm giác lạ miệng.

8. Chả nướng Chợ Gạo

Chả ở chợ Gạo làm từ thịt nạc vai heo luộc vừa chín tới, cắt lát mỏng xào với hành tím và tỏi. Sau đó, trộn chung với trứng vịt, tiêu hạt, nước mắm ngon và các gia vị khác vừa ăn.

mon-an-dac-san-tien-giang-5

Gọi là chả nướng nhưng tất cả hỗn hợp này lại được cho vào trong nồi gang lót lá chuối rồi bắc lên bếp đun đến khi chả khô mặt, hết dính là được. Chả làm xong cắt thành từng miếng vừa ăn cuộn với bánh tráng, rau thơm, xà lách chấm nước mắm pha chua ngọt là cách ăn đơn giản và ngon nhất. Vị chả thơm, thịt ngọt đậm đà rất kích thích mà thực khách khó lòng từ chối được.

9. Sam biển Gò Công

Không nên từ chối sam biển ở Gò Công Đông nếu bạn có dịp đến chơi ở Tiền Giang khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch. Sam cái đang có trứng làm món nướng là tuyệt nhất. Sam được làm sạch, cứ thế đặt lên bếp than hồng, nướng cho đến khi vỏ đổi màu, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt cũng là lúc sẵn sàng cho buổi tiệc.

mon-an-dac-san-tien-giang-6

Trứng sam béo thơm, bổ dưỡng, vàng ươm, nóng hổi thường ăn cùng bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm, đậu phộng rang, hành phi, nước mắm chanh tỏi ớt. Hoặc sam cũng được nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om… đều rất ngon và lạ miệng với du khách.

10. Mắm tôm Tiền Giang

Mắm tôm chà Gò Công là loại đặc sản của xứ Gò Công (Tiền Giang), từng là món quý dâng lên vua chúa nửa đầu thế kỷ 19. Món mắm tôm này có đã từ lâu, nhưng vào năm tháng nào thì không ai rõ. Một điều chắc chắn là mắm tôm chà đã trở thành món ăn của cung đình triều Nguyễn do được “tiến cung” phục vụ bà Từ Dũ. Nếu xét theo thời gian, bà được đưa về Huế hầu Hiến tổ (1842) tức vua Thiệu Trị lúc chưa lên ngôi.

mon-an-dac-san-tien-giang

Chẳng biết ngày xưa bà Từ Dũ ăn mắm tôm chà thế nào, chứ ngày nay dân ta thích ăn mắm tôm với bún và thịt luộc. Bún thì phải thứ nhỏ sợi, thịt heo phải là thịt nách, có lớp da mềm, mỡ mỏng, luộc vừa chín tới, thái miếng mỏng vừa ăn nhưng đừng quá mỏng như lưỡi dao ăn mất ngọt, chuối chát, khế chua, dưa chuột và rau sống đủ loại, nhớ là phải có ngò gai mới dậy mùi.

Bài viết liên quan: